image banner
Thông báo Phun trừ sâu bệnh cuối vụ Xuân 2022

Lúa Xuân năm 2022 của đang cuối giai đoạn làm đòng -  chín. Thời gian qua thời tiết diễn biến thuận lợi cho cây lúa trỗ bông, chín. Tuy nhiên đó cũng là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại phát sinh và gây hại đặc biệt là rầy, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh khô vằn, bệnh đạo ôn cổ bông,...

I. TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HIỆN NAY

1. Sâu cuốn lá nhỏ:

Sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 bắt đầu nở, dự báo nở rộ từ ngày 22 - 27/5, mật độ phổ biến 10 - 30 (con+quả)/m2, nơi cao 100 - 150 (con+quả)/m2, cục bộ >200 (con+quả)/m2.

2. Rầy nâu - rầy lưng trắng:

- Rầy ra rải kéo dài, hiện nay rầy đã nở rộ, mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, nơi cao 2.000 - 3.000 con/m2, cục bộ > 6.000 con/m2. Đang tập trung tuổi 2,3,4 phân bố cục bộ theo ổ trên các diện tích lúa, đã có một số diện tích bị cháy rầy.

- Rầy lứa 3 cuối vụ (chủ yếu là rầy nâu) đã phát sinh trên một số diện tích lúa trỗ sớm, hiện tại rầy chủ yếu trưởng thành và trứng. Trong thời gian tới, thời tiết nắng nóng, kết hợp có mưa xen kẽ sẽ rất thuận lợi cho rầy nở và gia tăng mật độ. Dự báo rầy nở rộ sau ngày 25/5, mật độ trung bình 300 - 500 con/m2, nơi cao 1.000 - 2.000 con/m2, cục bộ > 4.000 con/m2

*Đối với diện tích trỗ bông sau ngày 20/5, rầy cuối vụ dự báo nở rộ sau ngày 8/6, mật độ trung bình 1.000 - 2.000 con/m2, nơi cao 3.000 - 5.000 con/m2, cục bộ > 10.000 con/m2. Những diện tích có mật độ rầy cao nếu không phát hiện và phun trừ kịp thời sẽ gây cháy rầy.

3. Bệnh đạo ôn cổ bông:

Thời gian qua nhiệt độ chênh lệch ngày đêm cao, đêm có sương, thời tiết có mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại, nhất là trên một số giống nhiễm như: BC15, J02, Đài thơm 8, Dự hương 8, Nếp, TBR 225,...

Dự báo: Thời gian tới thời tiết tiếp tục thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát sinh gây hại trà lúa trỗ bông sau ngày 20/5. Nếu không phun phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông kịp thời cho các giống nhiễm thì nguy cơ thiệt hại năng suất lúa sẽ cao.

4. Bệnh bạc lá:     

Bệnh bắt đầu xuất hiện và gây hại cục bộ trên giống nhiễm (Bắc thơm 7, Lúa lai,...), ruộng bón thừa đạm, bón muộn, chân trũng hẩu.

5. Chuột: Tiếp tục gây hại cục bộ trong thời gian tới.

II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH HẠI CUỐI VỤ XUÂN 2022

Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra, bảo vệ an toàn các trà lúa Xuân 2022, Ban Nông nghiệp xã đề nghị các xóm tổ chức thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ nông dân tự kiểm tra đồng ruộng, để xác định và khoanh vùng những nơi, những diện tích lúa có mật độ sâu, bệnh tới ngưỡng phòng trừ, tranh thủ thời tiết thuận lợi để phun thuốc kịp thời theo nguyên tắc “4 đúng”.

2. Tập trung phun trừ một số đối tượng sau:

2.1.  Đối với sâu cuốn lá nhỏ lứa 3:

- Phun trừ tập trung từ ngày 23 - 26/5 cho diện tích trỗ bông sau ngày 20/5 và có mật độ sâu > 20 con/m2. Đối với diện tích trỗ trước ngày 25/5 phun đầu khung lịch, diện tích trỗ sau 25/5 phun cuối khung lịch.

- Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Clever 150SC lượng 6 ml, Ammate® 150EC lượng 5ml, Takumi 20WG lượng 3g, Indogold 150SC lượng 7,5ml, … Pha với 20 lít nước phun cho một sào.

Sau phun 5 ngày, kiểm tra ruộng nếu còn mật độ sâu sống ≥ 50 con/m2 cần phải phun lại.

2.2. Đối với rầy:

- Hiện tại những diện tích có mật độ rầy cao ≥ 50 con/khóm (≥1.500 con/m2) phải tổ chức phun trừ ngay. Sử dụng một trong các loại thuốc Chess 50WG lượng 10 - 15g, Topchest 550WG lượng 15 - 20g, Chatot 600WG lượng 10g,.... pha với 20l nước phun rải đều cho 1 sào. Sau 3 ngày phun thuốc, nếu rầy còn ≥ 50 con/khóm (≥1.500 con/m2) cần tiếp tục phun trừ lại.

- Phun trừ rầy cuối vụ từ ngày 25/5 cho những diện tích có mật độ rầy ≥ 50 con/khóm (≥ 1.500 con/m2) khi rầy ở tuổi 1- 3, tránh phun thuốc tràn lan gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Sử dụng một trong các loại thuốc nội hấp - không phải rẽ hàng có hoạt chất Nitenpyram (Dyman 500WP, Florid 700WP, Ramsuper 75WP, Startcheck 755WP, hoạt chất khác (Palano 600WP, Silwet 300WP,…). Phun đúng, đủ liều lượng thuốc, đảm bảo 32 - 48 lít nước thuốc/sào.

Sau phun thuốc 3 ngày cần kiểm tra lại, nếu mật độ rầy còn ≥ 50 con/khóm (≥ 1.500 con/m2) phải phun lại. Trường hợp lúa chín ≥ 80% mà có mật độ rầy cao, nên gặt “chạy rầy”.

- Đối với trà lúa trỗ bông sau ngày 20/5, phun trừ rầy cuối vụ từ ngày 8/6.

2.3. Đối với bệnh đạo ôn cổ bông: Phun phòng bệnh lúc lúa trỗ 3 - 5% số bông - khi lúa xấp xoi trỗ (ruộng trỗ trước phun trước, ruộng trỗ sau phun sau) cho diện tích trỗ bông sau ngày 20/5 và các giống nhiễm như: BC15, Đài thơm 8, Dự Hương 8, J02, Nếp, TBR 225,... đặc biệt những diện tích đã nhiễm bệnh đạo ôn lá và khi lúa trỗ gặp mưa hoặc đêm có sương.

Sử dụng một trong các loại thuốc đặc hiệu sau: Filia 525SE lượng 18ml, Bankan 600WP lượng 18g, Kabim 30WP lượng 20g,… pha với 20l nước phun rải đều cho 1 sào. Không nên sử dụng loại thuốc chỉ chứa 1 hoạt chất Isoprothiolane để phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông.

2.4. Đối với bệnh khô vằn: Phát hiện và phun trừ cho những diện tích bệnh  đã phun nhưng bệnh chưa dừng bằng một trong những loại thuốc đặc hiệu sau: Moren 25WP lượng 15 -  20g, Anvil 5SC lượng  30 - 40ml, Chevin 5SC lượng 30 - 40ml,… pha với 20 lít nước phun cho một sào.

Lưu ý:

- Nếu các đối tượng dịch hại cần phòng trừ xuất hiện cùng 1 lúc có thể phối hợp các loại thuốc nhưng vẫn giữ nguyên nồng độ của mỗi loại.

- Đối với bệnh đạo ôn cổ bông cần đặc biệt lưu ý về thời điểm phun thuốc lúc lúa bắt đầu trỗ (trỗ 3-5% số bông). Khi lúa bắt đầu trỗ gặp mưa, không kịp phun phòng được cần phải phun thuốc ngay khi lúa vừa trỗ bông xong. Nếu phun thuốc không đúng thời điểm trên thì hiệu lực phòng trừ bệnh sẽ rất kém.

- Nếu phun trừ các đối tượng dịch hại trong giai đoạn lúa trỗ bông - phơi màu thì phải phun vào buổi chiều, khoảng 3 giờ chiều trở đi để không làm ảnh hưởng đến quá trình phơi màu, hình thành hạt.

-  Trong thời gian 4 giờ sau phun gặp mưa phải phun trừ lại.

3. Đối với bệnh bạc lá: Hiện nay chưa có thuốc đặc trị vì vậy khi lúa bị bệnh, phải giữ nước trong ruộng, không phun thuốc kích thích sinh trưởng, không nên phun thuốc trừ bệnh.

4. Đối với chuột: Tích cực diệt chuột bằng các biện pháp, chú trọng biện pháp săn bắt khi chuột tập trung sinh sản vào cuối vụ lúa.

     Trên đây là thông báo của UBND xã đề nghị HĐQT HTXSX KDDVNN và các hộ trồng lúa quan tâm thực hiện

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1