image banner
Hội phá Ba Lạt và việc hình thành những vùng đất mới
Khi “Ba Lạt chưa phá hội”, sông Hồng Hà chảy qua cửa Hà Lạn ra biển Đông, thì đất Giao Thuỷ còn nằm ở tả ngạn sông Hồng Hà. Qua quá trình biến đổi và vận động của tự nhiên, đến triều Lê năm Bính Ngọ (1787) xảy ra “Ba Lạt phá hội”. Theo phả tộc họ Nguyễn ấp Hoành Nha (Giao Tiến) và di ngôn truyền lại rằng: trước khi “Ba Lạt phá hội”, Ba Lạt chỉ là con lạch nhỏ, người từ bờ bên này sang bờ bên kia chỉ cần qua một chiếc cầu tre buộc bằng ba cái lạt. Khi “Ba Lạt phá hội”, mảnh đất Giao Thuỷ biến đổi từ tả ngạn sang hữu ngạn sông Hồng Hà, cửa Ba Lạt ngày một rộng ra, cửa Hà Lạn ngày một bị thu hẹp lại.


Cổng làng Hà Nam xã Giao Hương

Có một sự kiện lịch sử được gia phả các dòng họ và lịch sử Đảng Bộ và nhân dân hai Huyện Xuân trường – Giao Thủy đã ghi :

… Vào thời Lê triều năm Bính Ngọ, sông Hồng chảy ra sông Ngự Hàm qua cửa Lạn Môn < Hà Lạn > cửa sông rất rộng lớn. Từ làng Lạc Nghiệp sang làng Hòe Nha phải đi bằng đò, không thể bắc cầu qua lại được. Đến nay hai làng bắc cầu đi lại dễ dàng, nên có cụm từ “ CẦU ĐÒ” là như vậy .

Năm 1787 do sự vận động kiến tạo của vỏ trái đất- Sau một tiếng nổ lớn, trời đất tối sầm. Ba Lạt đã trở thành cửa sông rộng lớn. Gia phả các dòng họ và sách sử đã ghi : Đó là “HỘI PHÁ BA LẠT” .

Có nhiều di ngôn nói về sự việc này :

“….BA LẠT chỉ là con lạch nhỏ ngăn giữa Thái Bình và Nam Định. Bờ bên này sang bờ bên kia chỉ qua chiếc cầu tre nhỏ buộc ba luộc lạt”. Cũng có truyền thuyết nói: “mỗi người dân góp một cây tre với ba cái lạt để bắc cầu nên mới có tên là Ba Lạt .”

Từ Hội Phá Ba Lạt, khu vực cửa sông Ngự Hàm và cửa sông Ba Lạt thay đổi diện mạo.

Vùng đất xã Nội Lang thuộc Tổng Đông- Thành Phủ Kiến Xương Tỉnh Thái Bình nằm về phía Tả ngạn sông Hồng. Do Hội Phá Ba Lạt, dòng sông Hồng đã cắt làm đôi mảnh đất này, phần lớn diện tích lại nằm sang Hữu ngạn sông Hồng, đó là làng Hà Nam < xã Giao Hương > Huyện Giao Thủy , Tỉnh Nam Định. Cuốn sách “Lịch sử làng Hà Nam từ 1890 đến 1975” của tác giả Nguyễn Văn Kha ghi nhận có một vụ tranh chấp đất đai diễn ra hết sức quyết liệt: Bên Thái Bình do Chánh Tổng Nguyễn Quang Huy phủ Kiến Xương đứng đầu cho người sang giành đất. Phía Nam Định do Lý trưởng Nguyễn Tất Tiên < con nuôi cụ Chánh quản mộ Nguyễn Huy Thể> cùng với Kỳ lý và nhân dân làng mới đã tổ chức chống lại. Cuộc chiến không phân thắng bại. Cuối cùng hai bên giảng hòa, thương thuyết, ký kết : Bên Hà Nam, Nam Định dành sáu mươi mẫu ruộng để bên Nội Lang- Thái Bình cày cấy, lấy hoa lợi trả công cho quân đánh thuê. Số ruộng trên phải nộp thuế cho Lý trưởng làng Hà Nam. Sau đó ông Nguyễn Quang Huy đã bán số ruộng trê cho nhà Chung IFANHO tại xã Nam Thành bên tỉnh Nam Định.

Chùa Nam Quang xã Giao Hương

Làng Hà Nam < Giao Hương > được đi vào khai khẩn do hai cụ chủ sự đứng ra trưng tập mộ dân lập ấp 

- Cụ Nguyễn Huy Thể < Huyện Thể >. Một thân hào có thế lực quê xã Quất Lâm Thượng < nay là Giao Phong>. Phẩm hàm cụ Huyện Thể : “Chánh cửu phẩm văn giai, Chánh Tổng, Huyện trưởng Nguyễn quý công húy Thể, tự trung uy quân trưng lập Hà Nam xã < Chánh quản mộ >.

- Cụ Nguyễn Văn Khanh thuộc hàng quan võ nhà Nguyễn trấn thủ miền duyên hải tỉnh Nam Định – Thái Bình. Quê làng An Trạch , huyên Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định được Triều đình phong sắc < Cố Hoàng Tự Đức triều lĩnh Nam Định tỉnh, Tiền vệ lục đội tinh binh, Chánh xuất đội lính Xuân Trường – Nghĩa Hưng – Kiến Xương, Trú phòng hiển sắc thụ kiến vũ giảo úy phủ quân kiêm hiệp quản Hà Nam xã .

Cùng với hai cụ chánh phó quản mộ còn có 7 cụ dẫn mộ chiêu mộ dân các nơi tới khai khẩn an cư lạc nghiệp :

- Cụ Nguyễn duy Phương quê làng Hoành Lộ < nay thuộc xã Hoành Sơn Huyện Giao Thủy >

- Cụ Cử Kỷ Quê làng Thuận Vi – Bách Tính .

- Cụ Phạm Khắc Lượng quê xã Nghĩa Xá < nay thuộc xã Xuân Ninh huyện Xuân Trường> .

- Cụ Đặng Văn Túc quê làng Hành Thiện < nay thuộc xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường >.

- Cụ Nguyễn Quang Bích quê huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định .

- Cụ Đỗ Trung Túc quê làng Ngọc Cục xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường .

- Cụ Cử Quan quê làng Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường .

9 cụ trên đây đươc dân làng Hà Nam suy tôn vào bậc Tiên Công thiết lập linh nhang thờ tại Đền Trần xóm 6 xã Giao Hương Huyện Giao Thủy. Khi lập xã Hà Nam<1890> có 91 xuất đinh 240 nhân khẩu, ruộng cấy lúa có 480 mẫu Bắc Bộ , 70 mẫu thổ cư .
Xã Giao Hương ngày nay có tổng diện tích 958,27 ha. Dân số 7.454 nhân khẩu với 2.338 hộ.


Giáo xứ Thiện Giáo xã Giao Hương

Chỉ trong vòng trên dưới một trăm năm kể từ sau khi “Hội phá Ba Lạt” từ làng Hà Nam xã Giao Hương đến cửa sông Hồng phù sa đã bồi lên hàng vạn hecta. Đặc biệt khu vực cửa sông đã bồi thành khu Cồn Ngạn- Cồn Lu- Cồn Mờ được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển đất ngập mặn Nam đồng bằng sông Hồng, chứa đựng những hoạt động kiến tạo địa chất và đa dạng sinh học có có tầm quan trọng quốc tế với nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Tổng diên tích khu dự trữ sinh quyển Nam Đồng bằng sông Hồng lớn hơn 105.558 Hecta, trong đó có 66.256 hecta đất liền ven biển, 39.302 hecta mặt nước thuộc 25 xã của các Huyện Kim Sơn (Ninh Bình)- Nghĩa Hưng- Giao Thủy (Nam Định)- Tiền Hải- Thái Thụy . Đây là khu vực rất quan trọng cho các loài chim di cư đến kiếm ăn và trú ngụ .

Riêng VQG Xuân Thủy (Giao Thủy- Nam Định) được công nhận tham gia Công ước RAMSAR năm 1989 là khu đầu tiên của Việt Nam tham gia công ước này. Vườn Quốc gia Xuân với diện tích: 12.000 hecta, trải dài khắp khu vực Cồn Lu – Cồn Ngạn – Cồn Mờ có khoảng 200 loài chim với 60 loài di cư , 50 loài chim nước. Một số loài có nguy cơ tiệt chủng được ghi trong sách đỏ thế giới như :Cò thìa, mòng bể, rẽ mỏ thìa …

Chùa Nam Thái xã Giao Hương

Tại khu vực sông Ngự Hàm < Sông Sò > nơi cửa Lạn Môn < Hà Lạn> nay bị thu hẹp dần. Các xã : Giao Tiến, Giao Tân < Giao Thủy > Thọ Nghiệp, Xuân Vinh, Xuân Hòa < Xuân Trường > từ vùng đầm lầy, đầy cỏ lăn, cỏ lác trước đây đã được nhân dân nơi đây khai phá, quai đê ngăn mặn thành những cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, làng xã đông vui tấp nập.

Sông Hồng- một con sông hung dữ những năm trước đây luôn gây lên nạn lụt, làm vỡ đê. Ở những nơi xung yếu như : Đê Phú Ân < Xuân Trường> Cống Chúa, đê Cổ Vạy

Sự kiện lịch sử : Hội phá Ba Lạt mở ra những vùng đất mới. Nhân dân nơi đây đang chuyển dần làm kinh tế nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ thương mại và du lịch, khai thác tiềm năng được thiên nhiên ban tặng để xây dựng quê hương ngày thêm giầu đẹp.

Đinh Văn Sáu

Hội Khoa Học Lịch sử Việt Nam
6 người đã bình chọn
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1